Phớt máy bơm công nghiệp
- Posted by admin
- 0 Comment(s)
Định nghĩa phớt máy bơm công nghiệp
Định nghĩa:
Phớt máy bơm công nghiệp là gì? Phớt (gọi tên khác là Phốt máy bơm, Vòng đệm phớt ) tên chuyên ngành tiếng anh là Felt washer là một loại phụ kiện bằng thép không gỉ và gioăng cao su nằm giữa động cơ và guồng bơm, có tác dụng không để cho nước từ phần guồng chảy được sang phần động cơ khi Pump dừng cũng như đang hoạt động. Tham khảo phớt của hãng Pump Ebara.
Sự phổ biến của máy bơm:
- Máy Pump hiện tại đã được dùng rất phổ biến ở trong nhà máy sản xuất công nghiệp, nhà máy thực phẩm, nhà máy công nghiệp nặng, nhà máy xử lý nước, ngành công nghiệp nặng, ngành công nghiệp nhẹ, nhiệt điện, xy măng… và các ngành công nghiệp khác nữa.
- Ngoài ra ở trong sinh hoạt hang ngày trong nhà của mình mỗi nhà cũng sẽ có sử dụng đến nhiều loại máy như: Tăng áp, đẩy nước lên bể ở trên tầng cao, nước chống cháy, lấy nước từ dưới giếng sâu lên…
- Như vậy việc sử dụng bơm nước xung quanh đời sống của chúng ta là rất phổ biến.
- Vì vậy việc hiểu rõ các định nghĩa, cách sửa chữa cơ bản về máy bơm nước là rất quan trọng cho chúng ta.
- Đồng thời hiễu rõ cách chọn các phụ kiện thay thế sao cho phù hợp với từng loại bơm để dễ dàng cho việc thay thế khi xảy ra hỏng hóc cho thiết bị.
- Một trong số thiết bị hay hư hỏng và thường xuyên thay thế là: Phớt
Cấu tạo – phớt máy bơm công nghiệp
Bao gồm 4 phần
- Phần rotary ( phần quay) : là phần được được kết nối với trục và quay cùng theo tốc độ quay của trục được làm bằng thép không gỉ.
- Phần seat ( phần tĩnh) : là phần được gắn phía trong buồng của máy Pumps.
- Lò xo ( Spring) : Là phần ép cho vòng đệm ép sát vào thành khi trục quay, nó giúp cho phần chất lỏng trong buồng bơm không bị rò rỉ sang phần động cơ từ vị trí truyền chuyển động là trục.
- Phần 4 là O – Ring ( Đệm cao su, hoặc vật liệu chị mài mòn tốt) là phần được ép sát vào vị trí cần làm kín giữa phần chuyển động và phần tĩnh của thành máy.
Lưu ý : Hiện nay, vật liệu và chất liệu dùng để cấu tạo nên phớt khá là nhiều chủng loại và đa dạng. Vậy nên tùy vào vị trí sử dụng và nhu cầu cụ thể mà cần lựa chọn cho mình loại phớt phù hợp. Đây là điểm lưu ý quan trọng để nâng cao độ bền và giúp cho mày vận hành tốt nhất. Ví dụ ứng dụng cho nước nóng thì mình cần loại vật liệu chịu được nhiệt độ cao, còn nếu ứng dụng cho nước lạnh thì mình lại chọn loại vật liệu có thể chịu được nhiệt độ thấp phù hợp cho từng nhiệt độ để tăng tuổi thọ.
Vì vậy để chọn đúng loại phớt thì bạn cần liên hệ với chúng tôi và trình bày nguyên nhân hư hỏng và chủng loại máy đang dung khi đi mua để được tư vấn chính xác.
Công dụng
Phớt bơm có công dụng là làm kín trục quay (phần động) với phần tĩnh để bảo vệ không cho nước hoặc dung dịch cần chảy qua khe trong quá trình chuyển động gây hỏng hóc các chi tiết bên kia buồng chứa.
Các nguyên nhân khiến phớt bị lỗi hoặc hỏng
Các lỗi hỏng phớt bơm công nghiệp phổ biến như sau :
Do nhà sản xuất và do nguyên nhân khách quan
- Do lỗi nhà sản xuất về chạy ban đầu bị đảo trục chạy 1 thời gian sẽ bị văng trục dẫn đến phớt bơm bị mòn 1 bên dẫn đến hỏng phớt.
- Do phần dung dịch chứa nhiều cặn bẩn, có thể là sỏi hoặc cát hoặc vật gì đấy tác động và cánh đẩy làm cánh đẩy bị biến dạng dẫn đến việc mất cân bằng động dẫn đến lỗi văng trục như lỗi 1.
- Lúc hoạt động phần hút vào hoặc bị bịt kín hoặc bị lý do nào đấy khi hoạt động phần chất lỏng không được lưu thông qua bơm, dẫn đến áp trong buồng đẩy sẽ cao dẫn đến ma sát trục với phớt chặn gây nóng lên sau một thời gian sẽ cũng ảnh hưởng đến phớt.
Nguyên nhân chủ quan
- Lựa chọn thay thế phớt chặn bị sai kích thước sẽ dấn đến có thể là gây ma sát lớn làm nhiệt độ ở vị trí tiếp xúc sẽ tăng cao làm giảm tuổi thọ của phớt và chạy 1 thời gian ngắn sẽ bị hỏng phớt Pump.
- Lựa chọn phớt sai mục đích sử dụng ví dụ dùng cho dung dịch nóng nhưng lại chọn loại phớt cho nhiệt độ thường… dẫn đến sẽ làm hỏng phớt.
- Đặt máy ở vị trí trên nền không chắc chắn hoặc lắp bơm bị lệch dẫn đến lúc chạy máy có thể bị rung nhiều dẫn đến trục quay và khớp nối và chạm vào nhau.
- Chọn tải cho máy bơm không hợp lý dẫn đến tải nặng quá làm cho nhiệt độ động cơ và các bộ phận tăng lên dẫn đến hỏng hóc cho phớt.
- Lúc máy hoạt động do có thể không để ý phần ống hút vào không được ngập nước hoặc không có nước phần cấp vào, lúc đấy nước sẽ không vào phần buồng máy. Máy hoạt động trong tình trang không có khô nước quá lâu sẽ làm cho các bộ phận masat nhiều bị nóng lên, phớt cũng nóng lên làm hỏng phần tiếp xúc. Vậy nên nếu máy chạy mà không có dung dịch cấp vào thì ta nên dừng máy bơm ngay.
- Nhà sản xuất may thường sẽ có các mốc khuyến cáo thời gian để mình dừng máy và định kỳ bảo trì bảo dưỡng, thay thế một số chi tiết bộ phận bị hao mòn, bị đóng cặn, bị bụi bẩn bám. Vậy nên đến thời điểm đó các bạn nên vệ sinh và bảo trì bảo dưỡng để đảm bảo máy hoạt động bền bỉ và tốt nhất.
Các loại phớt bơm công nghiệp
Dòng phớt kiểu 2100 series
Với các size trục 25mm, 35mm, 40mm, 45mm
Vật liệu: SIC/SIC/EPDM/304
Đặc tính của kiểu phớt 2100 series
- Chịu được mài mòn tốt
- Nâng cao tuổi thọ cho phớt bơm với việc sử dụng vật liệu mặt chà là SiC/SiC.
- Sử dụng vật liệu EPDM thì phớt bơm có thể chịu được nhiệt độ lên đến 110 độ C.
Ứng dụng
- Dòng phớt kiểu 2100 series được thay thế cho phớt làm kín các hang bơm: Ebara, Teral, Wilo…Các loại bơm lắp đặt cạn, trục ngang, dời trục.
Dòng phớt kiểu FTK2 Series
Với các kích thước size: 25mm, 35mm
Vật liệu: Sic/SiC/EPDM/SS304
Đặc tính của kiểu phớt công nghiệp FTK2 series
- Chịu được mài mòn tốt
- Với loại vật liệu SiC/SiC sẽ ứng dụng cho việc nâng cao tuổi thọ sử dụng.
- Vật liệu EPDM sẽ giúp cho phớt bơm chịu được nhiệt độ cao nhất là 110 độ C.
Cách lắp phớt của máy bơm nước thông thường
Bước 1:
Tách nguồn điện + phần kết bơm với đường ống kết nồi.
Bước 2:
Dùng cơ lê để tháo phần buồng bơm ra làm 2, có 4 vị trí ống đối diện nhau.
Sau khi nới lỏng ốc thì do đã chạy lâu nên tách 2 phần buồng bơm ra sẽ khó khăn
Mình sẽ dung búa gõ nhẹ để tách 2 phần ra khỏi nhau.
Bước 3:
Tháo nắp che cánh quạt làm mát cho bơm ở phía sau ra.
Tiếp theo dung mỏ lết dẹt để tháo cánh quạt ra.
Bước 4:
Dùng kìm chết kẹp chạt phần đuôi ( vị trí lắp cánh quạt) để cố định trục bơm
Dùng cơ lê chụp để tháo bu long đầu cánh bơm ra.
Tháo cánh bơm ra.
Tháo phần phớt bơm cũ đã hỏng ra khỏi vị trí
Vệ sinh vị trí đã tháo phớt bơm cho sạch sẽ tránh bụi bám về sau.
Bước 5:
Lấy phớt bơm mới lắp vào vị trí vừa tháo phớt bơm cũ ra.
Lắp lại cánh bơm như trước khi tháo
Lắp lại cánh quạt làm mát ở đuôi bơm
Lắp lại nắp che cánh quạt phía sau
Lắp lại buồng bơm lại với nhau
Bước 6:
Cắm điện test thử xem đã được chưa.
Kết thúc
Các lưu ý khi chọn lựa và thay thế phớt cho máy.
- Đường kính phớt của mặt chuyển động: Trong ngoài phù hợp với loại máy đang sử dụng
- Đường kính phớt của mặt đứng yên.
- Độ dày mỏng của loại phớt mới mình mua về.
- Vật liệu và chất liệu có phù hợp với ứng dụng mình đang sử dụng hay không.
- Thương hiệu của phụ kiện cũng sẽ đánh giá được độ bền của phớt thông thường loại tốt là hàng của Nhật bản, Đức (Châu Âu), rồi đến các hãng như hàn quốc, đài loan, trung quốc…
Kinh nghiệm của công ty TNHH tự động hóa Huỳnh Phương
Với kinh nghiệm làm việc và thực tế rất nhiều năm trong lĩnh vực tự động hóa và công nghệ process, hệ thống đường ống, bơm công nghiệp của các hãng hàng đầu thế giới như Ebara, Pentax, Grundfos, Tohatsu, Franklin …
Cung cấp các giải pháp, dịch vụ của Bơm và hệ thống đường ống tốt nhất đến Quý khách hàng.
Với đội ngũ kỹ thuật lâu năm trong nghề sẽ tư vấn cho khách hàng những giải pháp tốt nhất.
Phương châm: Chất lượng – uy tín – Tận tâm đem lại sự tin tưởng của Quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Tất các thắc mắc và yêu cầu vui long liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:
Công ty TNHH Tự động hóa Huỳnh Phương
Mail: Sales.huynhphuong@gmail.com
Tell (Zalo): 0911.677.186